Bài tứ sắc là một trong những trò chơi bài hoàng gia tao nhã, trò chơi này không dành cho những người thiếu kiên nhẫn, nếu đủ kiên nhẫn bạn sẽ thấy đây là một trò chơi bài rất hay. Khi chơi trò chơi này, tâm trí của bạn càng được thử thách và kích thích tư duy. Nhà cái MELBET hôm nay sẽ chỉ cho bạn những cách chơi bài tứ sắc cùng mẹo chơi hay nhất của trò chơi này.
Định nghĩa về bài tứ sắc?
Có lẽ câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu các bạn trước khi muốn biết cách chơi bài tứ sắc chính là định nghĩa rõ ràng về trò chơi này. Bài tứ sắc còn có 1 cái tên cũng quen thuộc không kém đó chính là bài bốn mùa.
Trò chơi này được ưa chuộng và phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam. Bài tứ sắc này sẽ được xếp theo cách tạo các lá bài thành từng nhóm thông qua quá trình bỏ ra những quân bài khác và ăn quân bài mới. Nghe qua thì chúng ta sẽ thấy nó khá giống cách chơi quả bài tá lả nhưng nguồn gốc chính của trò chơi này chính là từ trò chơi cùng tên của Trung Quốc.
Mặc dù cách chơi bài tứ sắc rất dễ nhưng lại ít ai có thể đạt đến bậc “cao thủ” khi chơi trò chơi này. Vì không chỉ cần đem yếu tố may mắn vào trong bàn chơi mà người chơi sẽ còn cần phải có những kỹ thuật chơi cực điêu luyện.
Nếu bạn có được nhiều kinh nghiệm cũng như có lá bài tốt thì việc dành chiến thắng là điệu quá dễ dàng. Và ngược lại nếu “tay nghề” của bạn yếu và bài bạn có trong tay cũng yếu thì gần như sẽ không có khả năng thắng nào dành cho bạn.
=>> Xem thêm: Kèo Handicap là gì, có sự nổi bật so với những kèo cá cược khác không?
Có bao nhiêu lá trong 1 bộ bài tứ sắc?
Nếu với nhiều trò chơi đánh bài khác bạn sẽ thấy sự xuất hiện của bộ bài Tây 52 lá thì bộ bài tứ sắc sẽ hoàn toàn khác với 1 bộ bài riêng biệt. Chính vì thế những ai muốn biết cách chơi bài tứ sắc trước tiên phải làm quen được với bộ bài này.
Lá bài trong trò tứ sắc sẽ cấu tạo từ bìa cứng được tráng bóng và có hình chữ nhật dài. Tổng cộng sẽ có 112 lá trong bộ bài tứ sắc và những lá bài đó sẽ không có số mà chỉ có tên của từng lá bài được viết bằng chữ Hán. Nghe chữ Hán thì có vẻ khá khó phân biệt đúng không? Melbet88 sẽ giúp bạn phân biệt những lá bài này dễ dàng như sau:
Trong một bộ bài tứ sắc sẽ được chia làm 7 cấp bậc hay còn được gọi là 7 đạo quân bao gồm: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo và mã. Những chữ Hán được ghi trên lá bài sẽ giống như những chữ được ghi trên các quân của trò cờ Tướng.
Mỗi cấp bậc sẽ có 4 màu và chia thành 16 lá bài gồm: 4 quân bài màu xanh, 4 quân bài màu trắng, 4 quân bài màu vàng và 4 quân bài màu đỏ. Cách chia màu như thế này cũng chính là lý do bộ bài có tên “Tứ sắc”.
Có một lưu ý nhỏ chính là cách ghi tên của quân tướng và tượng của quân vàng và đỏ sẽ không giống với cách ghi tên tướng và tượng của quân trắng và xanh. Hiểu dễ hơn thì điểm khác biệt này cũng giống với trong trò cờ Tướng.
Bài tứ sắc có luật chơi như thế nào?
Người chơi sẽ cần nhóm hoặc kết hợp các quân bài vào với những quân chẵn. Các quân được kết hợp cần đảm bảo có từ 2 đến 4 quân giống nhau và cùng màu. Riêng đối với quân bài tốt thì bạn có thể kết hợp từ 3 đến 4 quân bài có màu khác nhau. 4 quân bài có cùng màu và giống nhau sẽ được gọi là quằn hoặc quan, còn 3 quân sẽ được gọi là khạp.
Với bài lẻ thì cách kết hợp cũng giống như trong trò Tam Cúc đó là kết hợp thành bộ 3 gồm: xe – pháo – mã và tướng – sĩ – tượng cùng màu. Nếu có quân tức sắc thừa hay còn được gọi là quân tứ sắc rác thì bạn không thể kết hợp thành bộ quân lẻ hay chẵn mà chỉ để tới sao cho tròn bộ bài. Khi tới bằng quân lẻ thì sẽ phải đền bài.
Các cách chơi bài tứ sắc dễ hiểu và dễ áp dụng nhất
Melbet88 sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách chơi bài tứ sắc thông qua từng bước rõ ràng để có thể thuận lợi nhất trong quá trình chơi của bạn:
Cách chia bài trong trò tứ sắc
Sẽ có từ 2 đến 4 người tham gia chơi trong 1 ván chơi tứ sắc. Hoàn hảo nhất sẽ là 1 ván chơi có 4 người cùng tham gia. Mỗi người chơi sẽ được chia cho 20 quân bài không giống nhau. Còn đối với người cầm cái thì sẽ được chia nhiều hơn 1 lá – 21 lá bài. Nếu còn bài dư thì chúng sẽ được đặt ở giữa bài chơi để là nọc.
Người cầm cái sẽ là người bắt đầu ván chơi. Họ sẽ đưa ra 1 lá bất kỳ từ trên tay xuống, đây được gọi là lá bài Tỳ. Nếu có lá bài hợp lệ thì người chơi tiếp theo có thể ăn được lá bài Tỳ đó và vứt đi 1 lá bài thừa trong số 20 lá bài của mình ra.
Còn nếu người tiếp theo đó không có lá bài nào hợp lệ để ăn lá Tỳ thì người đó sẽ phải bốc thêm 1 lá trong nọc để ở giữa bàn. Nếu bốc xong rồi mà lá bài đó vẫn không hợp lệ để ăn thì người chơi đó sẽ bị mất quận chơi.
Trong luật chơi của Tứ sắc thì dù người chơi không có quận nhưng vẫn sẽ ăn được lá Tỳ và lúc đó cũng là lúc quận chơi được chuyển sang người này. Trò chơi này có mục đích là làm sao cho lá bài của người chơi phải tròn và không còn lá bài thừa.
Ai làm tròn được bài của mình đầu tiên sẽ là người dành được chiến thắng cuối cùng. Nếu bộ nọc ở giữa bàn chỉ còn 7 lá bài mà vẫn không có ai làm tròn được bài thì cả ván đó sẽ được chốt kết quả hòa.
Cách chơi bài tứ sắc với bài Bụng
Bạn sẽ khá là khó khăn nếu trong số bài bạn chia có những lá như: xe – xe – pháp – mã, xe – pháo – pháp – mã và xe – pháp – mã – mã.
Ví dụ để dễ hiểu hơn đó là nếu bạn có bộ xe – xe – pháo – mã nhưng đối phương lại đánh bằng con xe thì bạn sẽ không ăn được lá bài đó. Nếu muốn ăn thì bạn sẽ phải sử dụng con pháo – mã nhưng như thế thì 2 con xe trước đó của bạn sẽ thành bài liền.
Trong trường hợp bạn sử dụng đôi xe để ăn các lá bài khác thì lúc đó pháo và mã sẽ lại thành 2 lá bài rác. Nếu bạn đánh 2 lá bài rác này ra mà người chơi khác cũng đang có lá mã hoặc lá pháo thì rủi ro bạn sẽ phải đền bài trong ván đó.
Cách để tính điểm khi chơi bài tứ sắc
Trong cách chơi bài tứ sắc thì việc biết được cách tính điểm thật sự là rất quan trọng để có thể chơi trò chơi này. Bài tứ sắc sẽ được tính điểm như sau:
- Có bài đôi thì bạn sẽ không nhận được lệnh nào khi chơi
- Có 3 con đã khui và tướng thì sẽ được nhận 1 lệnh
- Có 4 con đã khui thì sẽ được nhận 6 lệnh
- Có bài khạp thì sẽ được nhận 3 lệnh
- Có bài quằn thì sẽ được nhận 8 lệnh
- Có bài 4 chốt khác màu thì sẽ được nhận 4 lệnh
- Những người chơi mới tới thì được nhận thêm 3 lệnh.
Bạn cần đảm bảo số điểm cuối cùng bạn có là số lẻ. Nếu bạn có điểm cuối là chẵn thì tức là bạn đã đánh sai và có thể phải chịu phạt.
=>> Xem thêm: Cách chơi chắn hay nhất mà người chơi nên biết
Ván chơi được kết thúc
Khi các quân bài chẵn, người chơi sẽ thắng một cửa trống. Lúc này, bạn chỉ cần đợi đối thủ hoặc bạn rút một lá bài tướng trong nọc để giành chiến thắng. Nếu người chơi chơi số chẵn, bạn có thể lấy và tạo thành 1 bộ bài.
Bài viết trên đây hướng dẫn chi tiết cách chơi bài tứ sắc mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng bạn có một trải nghiệm thú vị khi chơi trò chơi này và có những giây phút giải trí vui vẻ nhất.